Ca ghép gan bằng robot đầu tiên ở Ấn Độ

Các bác sĩ Ấn Độ đã thực hiện thành công ca ghép gan sử dụng robot đầu tiên ở nước này cho một em bé 4 tuổi, người hiến là cậu của bé. Đây là ca phẫu thuật ghép gan bằng robot thứ 3 trên thế giới.

Phẫu thuật ghép gan bằng robot - Ảnh: BDK

Nhóm các bác sĩ tại Bệnh viện Medanta Medicity ở Gurgaon, cách thủ đô New Delhi 30km, cho biết ca phẫu thuật được tiến hành vào tháng trước. Họ đã sử dụng robot Da-Vinci để thực hiện ghép gan của anh Rahmatullah, 36 tuổi, cho cháu trai Ziad.

Cậu bé bị chẩn đoán mắc chứng tyrosinemia khi 3 tuổi, chứng bệnh gan không thể sản xuất enzyme để tiêu hóa protein và từ đó phát triển thành ung thư gan. Chứng bệnh này chỉ xảy ra 1/10.000 trẻ em.

Sử dụng robot sẽ cung cấp hình ảnh 3 chiều từ bên trong cơ thể, giúp các bác sĩ phẫu thuật có tầm nhìn tốt hơn. Các cánh tay robot cũng thao tác thông qua một lỗ nhỏ từ 5-10mm, ít gây đau đớn và để lại vết sẹo nhỏ hơn (khoảng 7-10cm).

"Trước đây, phẫu thuật sử dụng robot thường được dùng trong các ca ghép thận, tim... Việc sử dụng robot trong ghép gan không chỉ tăng tỉ lệ chính xác mà còn giảm các vấn đề phát sinh trong phẫu thuật" - trưởng nhóm phẫu thuật, bác sĩ A.S.Soin trả lời truyền thông.

15.000 rupee chi phí phẫu thuật cho bé Ziad kiếm được thông qua gây quỹ từ thiện do cha mẹ bé Ziad không khá giả gì và chi phí phẫu thuật với người ghép khoảng 80.000 rupee (khoảng 1.600 USD). Tuy nhiên các bác sĩ nói chi phí có thể giảm theo thời gian nếu công nghệ này được triển khai.

Trong vòng một năm hoặc 18 tháng tới, chi phí sẽ giảm xuống còn khoảng 25.000 rupee. Hơn nữa, nếu chỉ thực hiện một ca phẫu thuật thì riêng chi phí khởi động robot đã là 10.000 rupee. Nếu cùng thực hiện cho 3-4 cuộc phẫu thuật trên một dây chuyền thì chi phí sẽ giảm rất nhiều lần.

TTO

0 nhận xét:

Đăng nhận xét